Bệnh trào ngược họng thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

Khác với trào ngược thực quản dạ dày, bệnh trào ngược họng thanh quản gây tổn thương lên vùng họng và thanh quản làm ảnh hướng đến giọng nói cũng như sức khỏe của người bệnh

Để hiểu hơn bệnh trào ngược họng thanh quản là gì, nguyên nhân nào gây bệnh? Làm thế nào biết mình đã mắc bệnh trên? Mức độ gây hại và biện pháp chữa trị, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ.

bệnh trào ngược họng thanh quản
Bệnh trào ngược họng thanh quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị

I. Hiểu rõ về chứng trào ngược họng thanh quản

Trào ngược họng thanh quản (LPR) còn được gọi là trào ngược ngoài thanh quản, viêm thanh quản trào ngược, viêm thanh quản sau. Bệnh xảy ra khi axit dạ dày bị đẩy ngược ngược lên trên thực quản vào họng, thanh quản và một số cơ quan hô hấp trên.

Nếu hiện tượng trên chỉ xuất hiện 1-2 lần do kích ứng thức ăn thì không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu trào ngược họng thanh quản kéo dài liên tục có thể gây một số biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe như viêm họng, viêm thanh quản.

1. Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản

Theo lẽ thường, thức ăn sau khi được nghiền, trộn với enzym, nước bọt ở miệng sẽ được đẩy xuống thực quản. Thực quản có độ dài từ 25-30 cm, hình ống nối với dạ dày. Để cuộc hành trình trên dễ dàng, không thể thiếu sự tham gia của cơ hai vòng co thắt nằm trong thực quản: cơ vòng thượng thực quản (USE) và cơ vòng hạ thực quản (LES).

bệnh trào ngược họng thanh quản
Nguyên nhân gây trào ngược họng thanh quản

Cơ vòng thượng thực quản có tác dụng như lớp van một chiều, mở ra khi thức ăn đến và đóng lại để ngăn hiện tượng trào ngược từ axit , dịch vị dạ dày lên thực quản. Cơ vòng thực quản có hai loại: cơ vòng thực quản trên và cơ thắt thực quản dưới.

Cơ vòng thượng thực quản USE có tác dụng ngăn axit và dịch vị trong dạ dày trào ngược vào thanh quản, họng, còn cơ vòng hạ thực quản LES lại đảm nhận nhiệm vụ ngăn thức ăn và dịch vị trào ngược vào thực quản

Nếu như hoạt  động chức năng của hai vòng cơ này, nhất là cơ thắt thực quản trên  bị rối loạn hay suy yếu, đóng mở bất thường sẽ gây chứng trào ngược họng – thanh quản (LPR).

Cho đến hiện tại, có nhiều ý kiến tranh cãi về nguyên nhân gây co thắt thực quản trên dẫn đến chứng trào ngược họng thực quản. Tuy nhiên, các chuyên gia đều thống nhất những nhân tố sau thúc dẩy quá trình co thắt thực quản diễn ra không được bình thường:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, có nhiều món ăn cay, nóng, thức ăn lạnh, đồ ăn có chứa nhiều chất kích thích như cà phê, rượu, socola, đồ ăn nhiều dầu mỡ, trái cây chứa nhiều axit…trong thời gian dài gây ảnh hưởng đến cơ thắt thực quản.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh trào ngược thực quản (GERD).
  • Người hay lo lắng, căng thẳng cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ thắt thực quản.
  • Người mắc bệnh thoát vị hoành, tiêu đường gây liệt dạ dày, khiến cho thức ăn ở lại quá lâu trong dạ dày.
  • Người bị béo phì,  phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh trào ngược họng, thưc quản do áp lực ở ổ bụng bị gia tăng, ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của dạ dày.

2. Biểu hiện của bệnh trào ngược họng thanh quản

Triệu chứng bệnh trào ngược họng thanh quản không giống hoàn toàn với triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 50% triệu chứng của bệnh trào ngược họng thanh quản sẽ biểu hiện ở thanh quản. Bệnh nhân sẽ thường bắt gặp một số biểu hiện sau:

trào ngược họng thanh quản
Biểu hiện của bệnh trào ngược họng thanh quản có nhiều điểm khác so với bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

# Triệu chứng hô hấp

Bệnh trào ngược họng thanh quản gây nên một số biểu hiện khó chịu cho việc hô hấp như:

  • Ngứa họng, vướng họng

Khi axit liên tục tác động vào vùng họng và thanh quản gây viêm, người bệnh thường có cảm giác ngứa họng muốn tằng hắng, vướng víu, khó chịu ở cổ họng như mắc phải xương. Cảm giác trên thường thấy khi nuốt nước bọt.

  • Ho mãn tính

Ho do trào ngược họng thanh quản thường kéo dài vài tuần, có nhiều trường hợp lâu hơn. Ho do trào ngược họng thanh quản gây ra không thường thấy và dễ khiến nhiều người nhầm lẫn với triệu chứng ho do bệnh lý đường hô hấp.

Cũng chính vì thế mà các thầy thuốc thường quan tâm đến bệnh lý đường hô hấp chứ ít khi chú ý đến bệnh đường tiêu hóa. Lầm tưởng này dễ dẫn đến chẩn đoán sai, trị bệnh không hiệu quả.

# Khàn giọng vào mỗi buổi sáng, giọng yếu

Khàn giọng là tình trạng âm sắc của giọng nói bị thay đổi. Người bị chứng trào ngược họng thanh quản thường hụt hơi, giọng nói yếu ớt. Nguyên do bởi dịch axit trào ngược khiến cho thanh quản bị viêm xưng, phù nề, sung huyết thanh quản, từ đó gây nên hiện tượng trên.

# Trào ngược về bên phải – ban ngày

Khác với chứng trào ngược dạ dày thực quản thường diễn ra bên phải vào thời điểm ban đêm, trào ngược thanh quản họng diễn ra cũng bên phải nhưng thường xuất hiện vào ban ngày khi đang nằm hay cúi người xuống sau khi ăn.

# Globus

Phần lớn bệnh nhân bị trào ngược họng thực quàn đều có cảm giác dai dẳng một vật nào đó (đàm, bứu, vật lạ) hiện diện trong cổ họng, chạy lên chạy xuống, khi nhiều khi ít, không gây khó nuốt, không đau tuy nhiên theo dõi, siêu âm thì không thấy có gì bất  thường.

# Khó nuốt

1/3 người bị trào ngược họng thanh quản mắc triệu chứng trên. Đó là cảm giác thức ăn hay đồ uống bị dừng lại phía sau xương ức ngay khi nuốt, nuốt khó, nuốt nghẹn.

Hiện tượng trào ngược thanh quản họng tái đi diễn lại nhiều lần gây tổn hại cho thực quản. Niêm mạc thực quản bị phù nề sau quá trình tiếp xúc sẽ để lại sẹo chi chít, thực quản hẹp dẫn đến tăng cảm giác khó nuốt thức ăn.

# Cảm giác nóng rát trước ngực

Khi bị trào ngược họng họng thanh quản, axit kích thích đầu mút  kể hệ thần kinh trên niêm mạc thực quản, thanh quản nên người bệnh thường cảm thấy đau tức, nóng rát trước ngực. Cơn đau kéo dài, có khi âm ỉ, có khi dữ dội.

Bạn có thể tham khảo bảng điểm triêu chứng trào ngược họng thanh quản để kiểm tra xem mình có mắc bệnh hay không. Nếu như điểm >10, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để thăm khám và chẩn bệnh.

cách chữa bệnh viêm họng trào ngược
Bảng điểm triêu chứng trào ngược họng thanh quản

 3. Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Bệnh trào ngược họng thanh quản nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể, người bệnh có nguy cơ đối mặt với:

  • Chứng hôi miệng
  • Bệnh viêm hầu họng thanh quản: viêm hầu họng thanh quản gây khó khăn trong việc ăn uống.
  • Áp xe hầu họng, viêm dây thanh quản gây mất họng.
  • Hình thành tế bào ung thư thực quản, họng…

Với những biến chứng nguy hiểm trên, ngay từ khi phát hiện những triệu chứng bệnh, cần nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn bệnh và sớm điều trị.

4. Trào ngược họng thanh quản có chữa được không?

Tương tự như bệnh trào ngược thực quản, bệnh trào ngược họng thanh quản hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu như phát hiện sớm và chữa trị kịp thời.

Với sự tiên tiến của y học hiện đại, người bệnh có điều kiện tiếp cận đươc cách chữa trào ngược họng thanh quản hiệu quả và nhanh chóng. Các biện pháp chữa bệnh bao gồm: dùng thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống. Triệu chứng bệnh sẽ dần được cải thiện sau 2-3 tháng chữa trị.

II. Cách điều trị bệnh trào ngược họng thanh quản

Sau khi được chỉ định một số thủ tục xét nghiệm để chẩn bệnh trào ngược họng thanh quản như: nội soi thanh quản , nội soi thực quản, đo độ PH trong họng của bệnh nhân, chụp XQ thưc quản, tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ hướng bạn đến cách chữa trị dưới đây:

1. Điều trị trào ngược họng thanh quản bằng thuốc Tây

Để trị chứng trào ngược họng thanh quản, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số loại thuốc sau:

chữa trào ngược họng thanh quản
Điều trị trào ngược họng thanh quản bằng thuốc Tây
  • Thuốc kháng axit: 

Thuốc kháng axit là dược phẩm có công dụng trung hòa axit Hcl trong dịch tiêu hóa cảu dạ dày. Đồng thời nó cũng có vai trò như môt chất đệm cho axit dạ dày bằng cách tăng nồng độ PH nhằm giảm tính axit của dạ dày. Chỉ cần lượng axit trong dạ dày không dư thừa nhiều thì người bệnh cũng có cơ hội thoát khỏi chứng trào ngược họng thanh quản.

Một số loại thuốc kháng axit thường gặp là: Antacids, thuốc bơm proton, thuốc ức chế thụ thể H2.

  • Thuốc hỗ trợ nhu động Prokinetics

Thuốc hỗ trợ nhu động ruột có tác dụng tăng áp lực cơ vòng thực quản dưới, tăng nhu động thực quản, hỗ trợ sự co bóp của dạ dày, đẩy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày, thúc đẩy sự lưu thông của hệ tiêu hóa. Thuốc được dùng để chữa bênh nhu động ruôt như chứng liệt nhẹ ở dạ dày do đái đường hoặc liệt ruột sau khi mổ, chứng trào ngược dạ dày.

Một số loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột được dùng phổ biến hiện nay là: Metoclopramide, bethanacol, domperidone, bromopride

  •  Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày Sulcrafate

Thuốc Sulcrafate có tác dụng khắc phục chứng viêm loét ruột. Sulcrafate bảo vệ cơ thể bằng cách hình thành một lớp bao phủ bên ngoài vết viêm, loét, khu vực dạ dày bị tổn thương để giúp cho chúng chóng lành hơn. Khi dạ dày khỏe mạnh, các chứng trào ngược dạ dày thực quản, trào ngược họng thanh quản sẽ không còn cơ hội “quấy rối” bạn nữa.

Lưu ý: Liệu trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây kéo dài từ 3-6 tháng. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định và dùng thuốc đúng giờ, không bỏ giữa chừng để tránh bệnh chuyển nặng hơn.

2. Phẫu thuật để chữa trị trào ngược họng thanh quản

Đa số trường hợp trào ngược họng, thanh quản được điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu tình trạng trào ngược họng thanh quản không thể khắc phục được bằng thuốc Tây, những lúc này, sự can thiệp của ngoài khoa là cần thiết. Hiện nay, phương pháp phẫu thuật chữa trào ngược họng thanh quản phổ biến là phẫu thuật thắt đáy dạ dày theo phương pháp Nissen.

cách chữa  trào ngược họng thanh quản
Phẫu thuật để chữa trị trào ngược họng thanh quản

Phương pháp phẫu thuật đáy vị dạ dày Nissen có lịch sử hình thành khá lâu đời và được áp dụng để điều trị bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cho đến ngày nay.

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ gói một phần dạ dày ở đoạn dưới của thực quản, đó là ống cơ nằm giữa dạ dày và cổ họng. Cách làm trên làm tăng cường lực cho van dưới cùng của thực quản, ngăn ngừa được tình trạng trào ngược.

Tỉ lệ thành công cho ca phẫu thuật trên rất cao (90%). Tỉ lệ người bệnh cải thiện được các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàn của bệnh trào ngược họng thanh quản đạt ngưỡng 73-86%.

3. Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều trị trào ngược họng thanh quản

Chế độ ăn uống và sinh hoạt về cơ bản tương tự như điều trị bệnh trào ngươc dạ dày.

trào ngược thanh quản
Chế độ ăn uống và sinh hoạt điều trị trào ngược họng thanh quản
  • Người bệnh tuyệt đối không dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia vì chúng sẽ kích thích dạ dày tiết nhiều axit, tăng tần suất trào ngược, khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
  • Người bệnh cần hạn chế một số đồ ăn cay nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn lên men, đóng hộp… để tránh dạ dày phải cật lực để tiêu hóa hết thức ăn.

Xem thêmBị trào ngược dạ dày nên ăn gì để giảm bệnh hiệu quả? [TƯ VẤN]

  • Trào ngược họng thanh quản diễn ra phái  bên phải. Vì thế, người bệnh nên nằm nghiêng về bên trái để tránh hiện tượng trên.
  • Không nằm ngay từ 2-3 giờ sau khi ăn mà thay vào đó, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng để tránh các chất trong dạ dày nén ép lên cơ thắt thực quản. Giữ đầu cao hơn dạ dày, trọng lực sẽ giúp dạ dày bớt áp lực. Ngoài ra bạn cũng có thể nâng cao đầu bằng cách tựa đầu vào gối áp sát tường.
  • Kê cao đầu giường, gối cao đầu khi ngủ.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý vì tình trạng thừa cân sẽ gia tăng áp suất trong dạ dày lên cơ vòng  thực quản LES.

Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh trào ngược họng thanh quản người bệnh cần lưu ý. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh bất thường, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám chữa bệnh, tránh được những biến chứng không đáng có.

Biên soạn: Yến Nhi

Thông tin hữu ích khác: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *