Bệnh viêm dạ dày mãn tính: Dấu hiệu và cách điều trị

Khác với bệnh viêm dạ dày cấp tính, bệnh đến nhanh đi nhanh và hầu như không để lại biến chứng, cơn đau do bệnh viêm dạ dày mãn tính không quá dữ dội nhưng bệnh thường xuyên tái đi phát lại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Viêm dạ dày mạn tính là tình trạng dạ dày bị tổn thương có tính chất kéo dài, thường xảy ra ở môn vị, hang vị, tâm vị hoặc toàn bộ dạ dày dẫn đến teo niêm mạc dạ dày. Sự biến đổi hình thái của niêm mạc dạ dày thường kèm theo những dấu hiệu lâm sàn và những rối loạn chức năng co bóp và tiết dịch của dạ dày. Để biết được một số dấu hiệu nhận biết mình bị viêm dạ dày mãn tính và cách điều trị bệnh, bạn không nên bỏ qua những thông tin dưới đây.

I. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm dạ dày mãn tính

Không có dấu hiệu đặc trưng để nhận diện bệnh viêm dạ dày mãn tính. Bệnh nhân thường xuất hiện các dấu hiệu rối loạn chức năng (tương tự như rối loạn tiêu hóa, thường xảy ra sau khi ăn, nhất là sau bữa ăn trưa). Cụ thể:

viêm dạ dày mãn tính
Không có dấu hiệu đặc trưng để nhận diện bệnh viêm dạ dày mãn tính

  • Nóng rát vùng thượng vị: Sau khi ăn hoặc dùng rượu, bia, gia vị cay nóng hoặc một số thực phẩm gây kích ứng, cảm giác nóng rát vùng thượng vị sẽ xuất hiện rõ rệt. Trường hợp nóng rát xuất hiện sau khi ăn mỡ rất có thể là do dịch mật trào ngược vào dạ dày. Một số trường hợp cơn nóng rát vùng thượng vị dạ dày xuất hiện muộn sau bữa ăn.
  • Đau vùng thượng vị: Nhiều người bị viêm dạ dày mạn tính thường xuất hiện cơn đau vùng thượng vị, đau không dữ dội mà chỉ là cảm giác đau âm ỉ, tăng dần đều sau mỗi bữa ăn.
  • Một số biểu hiện khác: Bệnh nhân có cảm giác nặng bụng, chướng bụng, ợ hơi, thường xuyên cảm thấy đắng miệng vào mỗi buổi sáng, buồn nôn, chán ăn, táo lỏng…

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày mãn tính chủ yếu dựa trên kết quả nội soi dạ dày tá tràng, sinh thiết niêm mạc dạ dày, xét nghiệm mô học để chẩn đoán, phân loại và đánh giá mức độ bệnh: viêm long, viêm xước, viêm chảy máu, viêm phì đại, viêm teo…

II. Cách điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính

Để điều trị bệnh viêm dạ dày mãn tính nói riêng và những bệnh dạ dày khác nói chung, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân khiến dạ dày bị viêm, từ đó loại trừ tác nhân gây bệnh.

  • Nếu như tác nhân gây hại là  vi khuẩn Hp thì người bệnh cần nhanh chóng dùng phác đồ điều trị vi khuẩn Hp để tiêu diệt chúng.
  • Nếu như viêm dạ dày mãn tính không do vi khuẩn hp gây nên mà đến từ những yếu tố khác như lạm dụng thuốc tây, chế độ ăn uống không phù hợp,… người bệnh cần xem xét để tránh chúng trong những bữa ăn hằng ngày.

Bên cạnh đó, người bệnh cần dùng thuốc kích thích dạ dày sản xuất chất nhầy tái tạo niêm mạc, cải thiện hệ tuần hoàn của niêm mạc dạ dày và điều trị chức năng liên quan đến rối loạn vận động và tiết dịch của dạ dày.

1. Điều trị viêm dạ dày mãn tính bằng chế độ ăn uống

Để điều trị viêm dạ dày,, chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nếu bổ sung những thực phẩm có lợi, đồng thời tránh những thực phẩm gây kích ứng niêm mạc dạ dày thì những vết sưng, viêm ở niêm mạc dạ dày sẽ thuyên giảm mà không cần dùng đến thuốc điều trị. Theo các chuyên gia, chế độ ăn uống của người bị viêm dạ dày mãn tính cần bổ sung một số thực phẩm như:

điều trị viêm dạ dày mãn tính
Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị viêm dạ dày mạn tính.
  • Thực phẩm làm giảm sự tiết dịch của dạ dày như: Chuối xanh, dưa hấu, rau bina,…
  • Thực phẩm trung hòa axit dạ dày: Trứng, sữa và một số sản phẩm làm từ sữa như pho mát…
  • Thực phẩm giảm viêm: Nghệ, tỏi, nha đam, mật ong,…
  • Thực phẩm có tính chất bao bọc, thấm hút niêm mạc dạ dày: Bánh mì, bột yến mạch, bánh qui, khoai lang…
  • Thực phẩm dễ tiêu: Thịt gà, ngan, thăn lợn, cá, các loại hải sản đều là những loại đạm dễ tiêu, thích hợp cho người viêm dạ dày mạn tính.

Bên cạnh đó, người bị viêm dạ dày mãn tính cần tránh những món ăn gây kích ứng niêm mạc dạ dày như: đồ ăn cay, nóng, đồ ăn khô cứng, đồ ăn lên men, đồ đóng hộp, đồ uống có ga, thực phẩm chứa chất kích thích… vì chúng sẽ khiến cho dạ dày tăng tiết axit dẫn đến tình trạng viêm ngày càng nặng hơn.

Kết hợp việc thực đơn ăn uống phù hợp dành cho người bệnh và thói quen ăn uống khao học sẽ hỗ trợ điều trị viêm dạ dày mãn tính, tránh bệnh tái phát. Cụ thể:

  • Thay vì ăn 3 bữa trong ngày với khối lượng thức ăn lớn, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn, mỗi bữa không nên ăn quá no.
  • Người bệnh không nên vận động mạnh hay nằm ngay sau  khi ăn mà nên có những vận động nhẹ nhàng để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.
  • Tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng, cũng hạn chế ăn khuya để tránh tình trạng dạ dày làm việc vất vả, gây viêm nặng hơn.

Tham khảo thêm: Người bệnh đau dạ dày nên ăn gì, kiêng gì, uống thuốc gì tốt nhất?

2. Dùng thuốc điều trị trong đợt tiến triển

Tùy theo tình trạng sưng viêm nặng hay nhẹ của dạ dày mà bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân những loại thuốc dùng trong những đợt bệnh tiến triển. Một số loại thuốc được sử dụng trong việc điều trị bệnh tiến triển đó là:

cách chữa viêm dạ dày mãn tính
Dùng thuốc điều trị trong đợt tiến triển là cách nhanh nhất giúp loại bỏ triệu chứng gây hại.

# Nhóm thuốc bảo vệ, bọc phủ niêm mạc dạ dày

Thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày còn được gọi là thuốc băng phủ dạ dày là loại thuốc kết hợp với dịch nhầy của dạ dày tạo lớp màng bao bọc niêm mạc và đáy dạ dày. Ngoài ra, lớp màng này còn có công dụng trung hòa axit dạ dày, làm lành vết loét, cải thiện chức năng tiêu hóa, từ đó làm giảm triệu chứng viêm dạ dày. Đồng thời, thuốc còn có tác dụng làm liền vết thương và hấp thu những chất gây kích ứng dạ dày.

Một số thuốc bảo vệ, bao bọc niêm mạc dạ dày được dùng khá phổ biến hiện nay như: Sucralfate, Prostaglandine,  trymo, pylocid, denol.

# Nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày

Thuốc trung hòa axit dạ dày có bản chất là bazo, khi đưa vào cơ thể có thể trung hòa bớt phần nào axit trong dịch vị dạ dày, từ đó làm giảm tác động của axit lên dạ dày. Một số thuốc thuộc nhóm này gồm: Phosphalugel, Gastropulgite.

# Nhóm thuốc điều chỉnh chức năng vận động của dạ dày

Những cơn đau dạ dày do viêm dạ dày mãn tính sẽ nhanh chóng được khắc phục nhờ một số loại thuốc giảm đau, giảm co thắt cơ trơn. Một số Thuốc giảm đau, chống co thắt thường dùng là: Spasmaverin, Spasfar, Metrospasmyl…

Nếu như hoạt động co bóp của dạ dày kém, dẫn đến quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm, người bệnh thường xuyên có cảm giác đầy bụng khó tiêu, người bị viêm dạ dày mãn tính có thể dùng thuốc điều hòa nhu động dạ dày: Metoclopramid, Domperidane.

# Nhóm thuốc tăng bài tiết chất nhầy, cải thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày

Khi bị viêm dạ dày mạn tính, bệnh nhân nên sẽ được chỉ định một số thuốc làm tăng bài tiết chất nhầy, cải thiện hệ tuần hoàn của niêm mạc dạ dày thông qua việc tăng prostaglandin E2 (chất bảo vệ niêm mạc dạ dày) như: Prostaglandin,  Tepreunol, Pepsane, một số vitamin B1, B12, B6, vitamin C…

# Nhóm thuốc diệt vi khuẩn Hp

Khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp, người bệnh cần nhanh chóng điều trị vi khuẩn Hp theo phác đồ cụ thể. Hiên nay, các các thuốc đặc trị vi khuẩn Hp không có nhiều và phải phối hợp nhiều loại mới có thể tiêu diệt vi  khuẩn gây hại triệt để. Một số nhóm thuốc kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay là: Amoxycllin, Metronidazol, Tetracyclin, Tinidazol.

thuốc chữa viêm dạ dày mãn tính
Người bệnh cần nhanh chóng điều trị vi khuẩn Hp theo phác đồ cụ thể nếu bị nhiễm khuẩn Hp.

Trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp người bệnh cần chú ý dùng đúng liều lượng, đúng giờ, tránh tự ý ngưng thuốc vì theo nhiều thống kê của Hiệp hội Y tế thế giới cho thấy, tỉ lệ người bị kháng kháng sinh ngày càng tăng cao, điều này gây khó khăn trong việc tiêu diệt triệt để vi khuẩn Hp gây hại.

# Nhóm thuốc điều chỉnh chức năng tăng tiết axit dạ dày

Nếu như giảm toan vị dạ dày, bạn có thể uống thêm dung dịch Hcl 1% 50ml/ lần, ngày uống 3 lần sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ dạ dày tiết axit tiêu hóa thức ăn, đảy nhanh quá trình làm rỗng dạ dày.

Còn nếu bị tăng toan nhiều, người bệnh nên dùng một số loại thuốc có khả năng ức chế axit như: thuốc ức chế bơm proton (omeprazon, lansoprazol, pantoprazol) hay thuốc ức chế thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin) ở niêm mạc dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày mạn tính có thể phát triển thành polyp dạ dày, loét dạ dày, teo niêm mạc dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Để tránh mắc phải những biến chứng nguy hiểm trên, mỗi người bệnh hãy nâng cao hiểu biết để chủ động phòng tránh cũng như điều trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn, chúc bạn sớm cải thiện được bệnh.

BT: Hoàng Yến

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *