Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày Bằng Thực Phẩm

Bạn có đang bị dư axit dạ dày hay không? Bằng những cách làm giảm axit dạ dày bằng thực phẩm dưới đây, tình trạng trên sẽ được giảm đi trông thấy.

Axit dạ dày là một phần không thể thiếu trong hệ tiêu hóa vì nhờ có chúng mà cơ thể mới tiêu hóa và hấp thu được thức ăn. Có lợi là thế nhưng nếu axit trong dạ dày được tiết ra quá nhiều cũng làm ảnh hưởng sức khỏe mà nhất là dạ dày, tăng nguy cơ mắc một số bệnh về dạ dày như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày. Ăn gì để giảm axit ở dạ dày tốt nhất? Hãy tham khảo ngay bài viết sau.

Hiểu rõ về axit dạ dày và vai trò của việc cân bằng axit dạ dày trong việc tiêu hóa thức ăn

Thành phần chính của axit dạ dày là Hcl (axit clohydric) với nồng độ dao động khoảng 0.0001 – 0.001 mol/l, độ PH trong khoảng 3-4. Axit dạ dày có công dụng hòa tan một số muối khó tan, xúc tác và thực hiện phản ứng phân hủy với một số thành phần trong thức ăn như: chất đường bột, đạm thành chất đơn giản để cơ thể dễ hấp thu hơn.

Nồng độ axit dạ dày cần được cân bằng để ổn định môi trường tiêu hóa. Sự dư thừa hay thiếu hụt đều có thể gây nhiều ảnh hưởng đến dạ dày và sức khỏe, nhẹ thì gây nên một số chứng như ợ hơi. ợ nóng, đau rát vùng thượng vị, nghiêm trọng hơn có thể gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Những thực phẩm giúp giảm axit ở dạ dày

Tình trạng dư thừa axit hoàn toàn có thể cải thiện được nếu bạn biết bổ sung một số thực phẩm giúp trung hòa bớt axit dạ dày, đồng thời kiêng một số thực phẩm kích thích quá trình bài tiết  axit dạ dày. Dưới đây là một số thực phẩm giúp giảm dư thừa axit rất tốt, bạn có thể tham khảo.

1. Sữa tươi

Với thành phần đạm, viatmin và chất khoáng vô cùng phong phú, sữa tươi là một thức uống bổ dưỡng cho những người bị đau dạ dày, nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, trong sữa chứa một hàm lượng lớn canxi- chất khoáng kiềm có công dụng trung hòa axit trong dạ dày.

Cách Làm Giảm Axit Dạ Dày Bằng Thực Phẩm
Sữa tươi giúp trung hòa axit dạ dày.

Một số thuốc kháng axit hiện nay cũng đã dùng canxi làm thành phần chính để hạn chế sự tiết axit ở dạ dày. Chính vì thế, thay vì dùng thuốc, bạn vẫn có thể bổ sung cho mình một cốc sữa mỗi ngày.

Tham khảo ngay: Có nên uống sữa đậu nành khi bị đau dạ dày?

2. Trà hoa cúc

Các chuyên gia sức khỏe khuyên người bị dư thừa axit dạ dày nên  uống trà hoa cúc để cải thiện tình trạng trên. Nguyên do bởi người ta tìm thấy trong trà hoa cúc và một số loại trà thảo dược khác như chè dây…có khả năng trung hòa axit dư thừa đưa về mức ổn định. Không chỉ thế, trà hoa cúc và một số loại trà thảo dược còn giúp an thần, ngủ ngon.

Chính vì thế, hãy thủ ngay cho mình một hộp trà hoa cúc túi lọc để dùng hằng ngày. Hoặc bạn cũng có thể mua trà hoa cúc tại cửa hiệu thuốc Bắc rồi pha như trà uống hằng ngày.

3. Gừng

Có nhiều ý kiến cho rằng gừng có tính nóng nên không tốt cho người đau dạ dày vì chúng gây tăng tiết axit. Tuy nhiên, trong những bài thuốc trị bệnh đau dạ dày dân gian hiện nay, gừng luôn luôn có mặt. Vậy, gừng làm tăng tiết axit hay giảm sự bài tiết axit dạ dày?

Theo bác sĩ Nguyễn Thành Nhân, công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chính Minh, ông cho biết: Gừng là loại thảo dược rất tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện được tình trạng thừa axit dạ dày, đồng thời một số chất chống viêm trong gừng cũng giúp cải thiện tình trạng viêm, loét rất tốt nếu như dùng với liều lượng thích hợp.

Ông chia sẻ thêm, để dùng gừng trị chứng dư thừa axit, bạn nên nhâm nhi 1-2 lát gừng hằng ngày hoặc uống một ly mật ong pha gừng, một số chứng do hiện tượng dư thừa axit sẽ từ từ tan biến.

4. Hạnh nhân

Hạnh nhân cũng được xem là một trong những cách khắc phục chứng dư thừa axit dạ dày rất tốt vì chúng chứa nhũ tương enzym hoạt động trên glycoside amygdalin, làm tăng tốt độc tiêu hóa. Điều đó lí giải tại sao hạnh nhân có thể áp chế chứng nóng rát cổ họng do dư thừa axit, ợ nóng môt cách nhanh chóng và hiệu quả.

thực phẩm giảm axit dạ dày
Hạnh nhân giúp giảm triệu chứng khó chịu do dạ dày dư thừa axit gây nên.

Tuy nhiên, hạnh nhân chứa hàm lượng chất béo khá cao, dùng nhiều có thể gây chứng khó tiêu, khiến chứng ợ nóng, trào ngược axit càng trầm trọng hơn nên người bệnh cần lưu ý ăn ở mức độ vừa phải.

5. Yến mạch

Bột yến mạch là món ăn yêu thích của nhiều người vào mỗi buổi sáng. Theo nhiều nghiên cứu, bột yến mạch chứa hàm lượng chất xơ lớn có thể hấp thu axit dạ dày như một miếng thấm hút, từ đó giảm nhanh một số triệu chứng do hiện tượng trào ngược dạ dày gây nên. Ngoài yến mạch, gạo nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt cũng có vai trò “thấm hút” axit dạ dày rất tốt.

6. Nước ép có màu xanh đậm

Để giảm thiểu tình trạng dư thừa axit dạ dày, bạn có thể dùng một số thức uống đậm đặc màu xanh để trung hòa axit. Ngoài ra, nước ép xanh lá có công dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa.

7. Nha đam

Trong thành phần của nha đam có chứa nhiều thành phần giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa, trung hòa axit dạ dày rất tốt. Cũng chính vì thế mà nha đam thường xuyên góp mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh đau dạ dày cũng như một số bệnh đường tiêu hóa khác.

8. Dầu oliu

Thay vì dùng dầu caola, dầu đậu phộng cùng một số dầu thực vật khác, bạn nên dùng dầu oliu trộn vào một số món ăn khi nấu vì dầu oliu chứa hàm lượng axit thấp hơn những loại trên nên nó có thể giảm chứng ợ nóng, khó tiêu, chống viêm.

9. Chuối

Không chỉ chứa một hàm lượng lớn calo, chuối còn rất giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, chuối còn là một loại thực phẩm có độ kiềm cao, nhờ vậy nó có thể trung hòa axit trong dạ dày, tránh được những triệu chứng khó chịu do axit dư thừa gây nên.

thực phẩm làm giảm axit trong dạ dày
Bị dư axit dạ dầy nên ăn chuối.

10. Hạt bí ngô, hạt hướng dương

Hạt bí ngô, hạt hướng dương chứa rất axit hoặc hầu như không có axit. Chính vì thế, chúng được xem là thực phẩm có tính kiềm, giúp giảm nồng độ axit dạ dày khá tốt. Thêm vào đó, hạt bí ngô, hướng dương còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng như: sắt, đồng, kẽm, phốt pho tốt cho hoạt động trao đổi chất.

11. Rau chân vịt

Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, rau chân vịt chứa hàm lượng lớn scellulose có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, tăng sự co bóp của dạ dày giúp cho thức ăn tiêu hóa nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, rau chân vịt còn chứa hàm lượng chất xơ, vitamin, chất khoáng tốt cho sức khỏe dạ dày, bạn nên bổ sung loại thực phẩm trên vào thực đơn hằng tuần.

12. Bắp cải xanh

Những ai bị tình trạng tăng tiết axit dạ dày không nên bỏ qua món bắp cải xanh trong bữa ăn hằng ngày. Nguyên do bởi trong bắp cải có chứa vitamin hiếm là vitamin U giúp ngăn ngừa sự tiết axit từ dạ dày, tránh tình trạng axit dư thừa.

Với cách làm giảm axit bằng thực phẩm bài viết vừa trình bày như trên, hi vọng bạn sẽ có được kiến thức hữu ích để chọn cho mình món ăn tốt cho dạ dày, cải thiện được tình trạng dư thừa axit. Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm trên, người bệnh cũng đừng quên kiêng những thực phẩm kích thích tăng tiết axit, đồng thời xây dựng cho mình chế độ ăn uống phù hợp, khoa học để cải thiện được tình trạng tăng tiết axit, đầu thời tránh một số bệnh nguy hiểm do tình trạng trên gây nên.

Thanh Thanh

Bạn đọc có thể tham khảo thêm: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *