Tiến hành các biện pháp phòng xuất huyết dạ dày có thể giúp cho người bệnh thoát khỏi những biến chứng nguy hiểm của bệnh như: mất máu, đánh trống ngực, tụt huyết áp… Dưới đây bài viết sẽ trình bày một số thông tin chi tiết về cách phòng ngừa xuất huyết dạ dày nhanh chóng và hiệu quả.
I. Nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày là gì?
Theo bác sĩ Trần Minh Khôi, Phó Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội cho biết: Xuất huyết dạ dày là tình trạng tổn thương nghiêm trọng ở niêm mạc dạ dày do bệnh viêm, loét dạ dày cấp tính hay mãn tính gây nên. Bệnh gây chảy máu bên trong dạ dày gây khó khăn cho việc cầm máu và điều trị bệnh. Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh thường xuyên có cảm giác đau dữ dội vùng thượng vị dạ dày, bụng cứng, người toát mồ hôi, xanh xao, chóng mặt, đi ngoài phân đen như hắc ín và có mùi tanh nồng…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày: chế độ ăn uống, căng thẳng, ăn uống không đúng cách… Tuy nhiên, để khu vực viêm chuyển thành loét và loét gây xuất huyết dạ dày thì chủ yếu do những nguyên nhân chính như sau:
# Do làm dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)
Lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid như: corticoid, aspirin, thuốc chống đông máu sẽ gây khó khăn trong việc bảo vệ dạ dày khỏi tác động của axit., đồng thời những loại thuốc trên còn làm loãng máu, khiến cho tình trạng chảy máu dạ dày ngày càng nhiều hơn.
# Do nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp là một loại vi khuẩn duy nhất có thể sống trong chất nhầy của bề mặt niêm mạc dạ dày. Tại đây, chúng có khả năng sản sinh ra urease tấn công niêm mạc dạ dày và gây ra viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày.
# Áp lực tĩnh mạch cửa
Những người bị áp lực lên tĩnh mạch cửa làm gia tăng áp lực lên mạch máu, gây phình giãn tĩnh mạch ở niêm mạc dạ dày. Những người bị bệnh xơ gan, máu khó đông, ung thư dạ dày, tiểu cầu giảm đêu có thể bị xuất huyết dạ dày. Một số trường hợp xuất huyết dạ dày có thể đi kèm với chảy máu dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng…
► Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Tùy theo tình trạng xuất huyết dạ dày mà mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người sẽ không giống nhau. Nếu như chảy máu dạ dày ít, người bệnh thường không bị ảnh hưởng gì nhiều, chỉ hơi mệt mỏi nhưng huyết áp không thay đổi.
Trường hợp xuất huyết dạ dày ít nhưng kéo dài mặc dù không gây nguy hiểm song chảy máu kéo dài khiến da nhợt nhạt, người xanh tái, thiếu máu.
Đối với trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, máu chảy nhiều có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu cấp tính, người hoa mắt, chóng mặt, chân tay nặng trĩu, hạ huyết áp… nếu không cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
II. Một số biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả
Hiểu được nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày và mức độ nguy hiểm mà xuất huyết dạ dày mang lại, người bệnh cần có những biện pháp chủ động phòng ngừa sớm, tránh tâm lý chủ quan gây chậm trễ vì chúng sẽ khiến cho bệnh tình ngày càng nặng thêm.
Làm thế nào để phòng xuất huyết dạ dày hiệu quả? Rất đơn giản, bạn chỉ cần tránh xa những nguyên nhân gây bệnh trên:
# Giữ vệ sinh trong ăn uống
Cũng như những bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, vi khuẩn hp thường trú ẩn ở cao răng, niêm mạc miệng, niêm mạc dạ dày của người bệnh và có thể lây qua đường ăn uống, đường thở hay qua tiếp xúc trực tiếp từ miệng người này sang người khác.
Chình vì thế, các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai Hà Nội khuyến cáo, những người bị nhiễm khuẩn Hp nên vệ sinh môi trường sống, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng ngừa vi khuẩn Hp. Không nên dùng chung bát đũa, đồ dùng cá nhân với người bị nhiễm vi khuẩn Hp.
Xử lý kĩ bệnh phẩm của bệnh nhân như dịch nôn ói, cao răng vì đây là nguồn gây nhiễm khuẩn nhiều nhất.
Đối với bệnh nhân bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, cần nhanh chóng đi khám bệnh đẻ được chẩn đoán xem mình có bị nhiễm khuẩn Hp hay không. Nếu có, cần tiến hành phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp, chỉ có như vậy mới giúp bạn tráng nguy cơ bị xuất huyết dạ dày.
# Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí
Chế độ và thói quen ăn uống vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Do đó, để phòng ngừa xuất huyết dạ dày, người bệnh cần bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm có lợi cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày như:
- Các món ăn chứa nhiều đạm dễ tiêu: các loai thịt trắng: thịt gà vịt, ngan, thịt thăn, các loại hải sản…
- Các loại trá cây: Chuối, táo, nho, việt quất, dưa hấu…
- Các loại rau củ: Rau chân vịt, bắp cải, su hào, cà rốt,…
- Các loại thực phẩm kháng viêm, giảm đau: gừng, tỏi, mật ong, nghệ,…
- Các loại thực phẩm giúp trung hòa axit dạ dày: sữa, trứng, bột ngũ cốc, yến mạch, bánh mì…
Bên cạnh việc bổ sung một số thực phẩm có lợi cho dạ dày, người bệnh cần kiêng kem một số món ăn làm tổn hại đến niêm mạc dạ dày, bao gồm:
- Hạn chế ăn những ón ăn cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ: ớt, tiêu, các món chiên, rán xào, đồ đóng hộp, đồ ăn thô, cứng.
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu axit: Các loại trái cây như: cam, quýt, chanh, xoài; đồ ăn lên men: cải muối chua, cà muối…
- Không dùng rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có chất kích thích
# Thiết lập thói quen ăn uống khoa học
Một trong những biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả đó là thiết lập thói quen ăn uống khoa học.
- Người bệnh không nên ăn quá no, cũng không được phép để bụng quá đói vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa của dạ dày.
- Không nằm ngay hay vận động quá mạnh sau khi ăn. Thay vào đó, bạn nên đi dạo từ 5-10 phút để “xuống cơm”, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh chóng hơn.
# Giữ tinh thần thoải mái
Kể cả khi giả thuyết “Vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây các bệnh lý về dạ dày của hai nhà khoa học người Úc ra đời thì giả thuyết tinh thần vẫn không hề bị phủ nhận. Căng thẳng, áp lực không dễ gây loét dạ dày dẫn đến xuất huyết nhưng chúng có thể khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, gây xuất huyết dạ dày.
Do đó, để tránh tình trạng trên, bạn không nên làm việc và học tập trong trạng thái căng thẳng kéo dài. Mỗi ngày nên thư giãn, thả lỏng tinh thần bằng cách nghe nhạc, xem phim, tập yoga, thiền, đọc sách, đi du lịch…
# Không lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs)
Như đã trình bày, một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày đó là lạm dụng thuốc chống viêm không Steroid.
người bệnh không được lạm dụng thuốc trên để điều trị, khi dùng cần thông báo bệnh trạng đến bác sĩ và cần tuân thủ nghiêm ngặt qui định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sức khỏe vô cùng quí giá mà không gì có thể đánh đổi được. Chính vì thế mỗi chúng ta cần biết lắng nghe cơ thể, quan tâm, chăm sóc, có một số biện pháp phòng ngừa xuất huyết dạ dày hiệu quả để có thể phát hiện được những bất ổn, từ đó thăm khám và có hướng điều trị kịp thời. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn.
Biên soạn: Trần Quỳnh Chi
Bạn đọc có thể tham khảo thêm:
Bài được quan tâm
5 triệu chứng xuất huyết dạ dày nguy hiểm “Không được lơ là”
Điều trị bệnh xuất huyết dạ dày (Chậm trễ có thể gây tử vong)
Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày – Cách điều trị
Bệnh án xuất huyết tiêu hóa dưới
3 Loại thuốc cầm máu xuất huyết dạ dày tốt nhất
Những loại hoa quả người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn
Điều trị bệnh viêm trợt gây xuất huyết niêm mạc dạ dày
Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết dạ dày
Cách sơ cấp cứu khi bị xuất huyết do viêm loét dạ dày tá tràng
Xuất huyết dạ dày nên ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!