Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển ổn định, dạ dày của trẻ còn nằm ngang hoặc do tư thế bú của trẻ chưa đúng cách khiến trẻ dễ bị bệnh trào ngược thực quản dạ dày. Khi mắc căn bệnh này trẻ thường có biểu hiện như nôn trớ, hay sặc sữa, sợ bú, biếng ăn, khó tăng cân…Cha mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày đúng cách để con mau lành bệnh và không còn gặp phải những triệu chứng gây khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹo chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày cho các mẹ
Trào ngược thực quản dạ dày là một hiện tượng sinh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi con mắc bệnh cha mẹ không nên quá lo lắng, chỉ cần biết chăm sóc con đúng cách bệnh sẽ từ từ được khắc phục. Dưới đây là một số cách chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày cha mẹ cần lưu ý:
– Cho trẻ bú đúng tư thế: Với những trẻ còn đang bú mẹ thì khi cho con bú mẹ cần để bé áp sát vào thân mẹ, để đầu và thân bé thẳng hàng , miệng bé để ngang vú mẹ giúp bé dễ dàng bú được nhiều sữa mà không bị nuốt phải nhiều hơi. Trường hợp bé bú sữa ngoài bằng bình thì mẹ phải luôn đảm bảo trong lúc bé bú núm vú luôn đầy sữa để trẻ không bị nuốt nhiều hơi.
– Sau khi trẻ bú xong mẹ hãy bế thẳng bé lên ít nhất 20 phút , áp người bé vào mẹ và vỗ lưng nhẹ để cho bé ợ hơi. Nếu đặt bé nằm xuống hãy kê cao đầu trẻ lên , mẹ nên đặt cả phần vai và đầu của bé nằm trên gối
Cho trẻ bú mẹ đúng cách giúp ngăn ngừa và khắc phục bệnh trào ngược thực quản dạ dày
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
– Để khắc phục tình trạng nôn trờ ở trẻ thì cha mẹ cần chú ý:
- Cho trẻ ăn làm nhiều lần trong ngày với số lượng thức ăn ít hơn. Thời gian giữa 2 lần bú cách nhau tối thiểu là 2 giờ.
- Hạn chế cho trẻ ăn chất béo gây khó tiêu
- Đối với những trẻ đã ăn cháo mẹ nên nấu cháo đặc hơn một chút để bé được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và năng lượng hơn . Biện pháp này đặc biệt hữu ích đối với những trẻ hay nôn trớ không tăng cân được.
- Một số loại sữa được điều chế riêng biệt cho trẻ hay bị nôn trớ dưới 3 tháng tuổi, cha mẹ có thể mua sữa này về cho con bú. Với những trẻ đã ăn dặm thì có thể pha thêm 1 thìa ngũ cốc kết hợp với 2 thìa sữa bột khi pha sữa cho trẻ bú.
- Với những trẻ lớn bị trào ngược thực quản dạ dày mẹ nên hạn chế cho con ăn các loại thực phẩm như khoai tây, cam, quýt, so cô la, đồ uống có chất kích thích.
- Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé.
Nếu sau khi đã áp dụng tất cả các biện pháp chăm sóc trẻ bị trào ngược thực quản dạ dày theo hướng dẫn ở trên mà con vẫn nôn trớ nhiều, bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe thì cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ.Việc sử dụng thuốc chữa căn bệnh này cần có sự chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho bé uống sẽ không tốt cho sự phát triển của con.
Bài được xem nhiều:
Bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh – [Nguyên nhân cách chữa]
Chữa bệnh trào ngược dạ dày thực quản khó mà lại dễ
Có nên dùng gối chống trào ngược cho trẻ không?
7 Bài tập Yoga chữa trào ngược dạ dày thực quản dễ thực hiện nhất
Buồn nôn vào buổi sáng có phải là bệnh trào ngược dạ dày không?
Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ “khỏi sau vài lần áp dụng”
3 Loại sữa tốt nhất dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày
Bị trào ngược dạ dày thực quản có uống được mật ong không?
Giảm ợ hơi đầy chua qua cách ăn uống
Cách làm giảm trào ngược dạ dày nhanh không cần dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!