Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày – Cách điều trị

Niêm mạc dạ dày xung huyết là tình trạng dễ gặp phải ở những người bị nhiễm khuẩn Hp, người có thói quen ăn uống không khoa học, thường xuyên bị căng thẳng…

Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt. Tuy nhiên, bệnh kéo dài có thể gây nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Một số thông tin về bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày và cách điều trị căn bệnh đúng hướng dưới đây sẽ hữu ích đến mọi người.

xung huyết niêm mạc dạ dày
Niêm mạc dạ dày xung huyết là dễ bắt gặp ở người bị nhiễm khuẩn Hp, người có thói quen ăn uống không khoa học…

I. Tìm hiểu về bệnh xung huyết niêm mạc dạ dày

Bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày khiến cho quá trình hấp thu, trao đổi chất bị ảnh hưởng và có nguy cơ đe dọa đến sức khỏe của người bệnh khi những biến chứng xảy ra. Việc hiểu về bệnh cũng như nguyên nhân và triệu chứng sẽ giúp chủ động hơn khi đối phó với bệnh.

1. Bệnh xung huyết niêm mạc dạ dày là gì?

Bác sĩ Trương Ngọc Ánh (Khoa tiêu hóa, Bệnh viện Thống Nhất) cho biết: Viêm xung huyết dạ dày (viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn dạ dày) là tình trạng khí huyết không lưu thông khiến cho niêm mạc dạ dày bị kích thích quá mức, mạch máu bị giãn nở do máu ứ đọng nhiều. Tình trạng chưa có tổn thương hở nên chưa gây viêm loét dạ dày hay chảy máu dạ dày.

xuất huyết niêm mạc dạ dày
Bệnh xung huyết niêm mạc dạ dày là gì?

Vị trí tổn thương có thể bắt gặp tại: thân vị, phình vị, môn vị, hang vị, bờ cong lớn, bờ cong nhỏ. Đặc biệt, vị trí hang vị của dạ dày là nơi chứa nhiều thức ăn nhất và thuốc thường khó tác động đến khu vực này hơn khu vực khác, do đó, nơi đây thường dễ bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày.

Dựa vào đặc điểm triệu chứng, thời gian phát bệnh, các chuyên gia chia bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày thành 2 dạng:

  • Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày cấp tính: cấp tính được hiểu là những bệnh có tính chất tạm thời, niêm mạc dạ dày xung huyết, xuất hiện hồng ban.
  • Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày mãn tính: là tình trạng viêm kéo dài nhiều ngày và bùng phát liên tục chuyển thành tính. Bệnh tiến triển chậm, có thể lan tỏa hoặc khu trú tại một khu vực của dạ dày và rất khó để điều trị dứt điểm.

2. Nguyên nhân xung huyết niêm mạc dạ dày

Sau những cuộc truy tìm nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày xung huyết, các nhà khoa học đã liệt kê ra một số tác nhân gây bệnh thường gặp phải:

  • Dùng thuốc kháng viêm không Steriod, Corticoid trong thời gian dài

Dùng thuốc chống viêm không Steriod thường xuyên trong thời gian dài dễ dẫn đến tình trạng xung huyết niêm mạc dạ dày vì thuốc có thể gây kích thích vùng niêm mạc.

  • Nhiễm khuẩn Hp

Vi khuẩn Hp (Helicobacter Pyloric) là loại vi khuẩn duy nhất sống được trong môi trường axit dạ dày. Chúng tấn công và bào mòn lớp niêm mạc dạ dày cũng dễ gây xung huyết dạ dày,

  • Do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý

Những người nuốt nhiều, nhai kĩ, ăn uống không đúng giờ giấc, ăn thức ăn nhiễm chất hóa học, ăn nhiều đồ cay nóng, uống cà phê, rượu, hút thuốc lâu ngày đều sẽ tác động đến niêm mạc dạ dày và hình thành bệnh,.

  • Do áp lực, căng thẳng

Những áp lực, căng thẳng trong đời sống hằng ngày cũng được xem là nguyên nhân gây xung huyết niêm mạc dạ dày. Nguyên do bởi khi tâm lí không thoải mái, các hormone lo lắng sẽ hoạt đọng nhiều hơn bình thường. Thông thường, những hormone này tác động làm tăng khả năng tiết Hcl và axit  pepsin trong dạ dày gây hiệu ứng ăn mòn niêm mạc.

  • Do lớp niêm mạc dạ dày bị thoái hóa theo tuổi tác

Đối với những người tuổi cao, các cơ quan bắt đầu thoái hóa và suy giảm chức năng. Vì thế, người cao tuổi dễ đối mặc với tình trạng niêm mạc bị xung huyết.

  • Một số nguyên nhân khác 

Một số yếu tố hóa – lý (quang tuyến, phóng xạ), các loại thuốc nhuận tràng kéo dài, thuốc bột kiềm gây trung hòa dịch vị:nếu dùng quá mức sẽ gây hiện tượng dạ dày tăng tiết axit làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

3. Triệu chứng xung huyết niêm mạc dạ dày

Một số triệu chứng bệnh xung huyết niêm mạc dạ dày thường gặp như:

xuất huyết dưới niêm mạc dạ dày
Triệu chứng niêm mạc dạ dày xung huyết thường gặp bạn nên biết
  • Biểu hiện ban đầu là cảm giác nặng bụng, chướng bụng, nhức đầu, ợ hơi, có cảm giác đắng miệng vào mỗi buổi sáng, chán ăn…
  • Người bệnh cảm thấy nóng rát vùng thượng vị. Cảm giác này xuất hiện rõ hơn sau khi ăn đồ chua ngọt, gia vị cay hoặc uống bia, rượu vang trắng…
  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau không dữ dội mà chỉ là những cảm giác khó chịu, âm ỉ, thường xuyên tăng lên sau mỗi bữa ăn.
  • Bệnh có thể để ra một số biểu hiện toàn thân như rêu trắng ở lưỡi, chảy máu lợi, gầy đi.

4. Xung huyết dạ dày có nguy hiểm không?

Viêm xung huyết niêm mạc dạ dày không nguy hiểm nếu như được điều trị ngay từ sớm.

Tuy nhiên, nếu không điều trị nhanh chóng và tận gốc, bệnh có thể lây sang những khu vực khác. Đồng thời, người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như đau dạ dày cấp tính và mãn tính, xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày…

Vì vậy, khi phát hiện những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân nên thăm khám và điều trị phù hợp.

II. Cách điều trị bệnh niêm mạc dạ dày xung huyết

Nguyên tắc để chữa bệnh niêm mạc dạ dày xung huyết là giúp dạ dày hạn chế tiết axit và tăng cường một số chất bảo vệ niêm mạc. Đồng thời, có một số biện pháp chống viêm để niêm mạc dạ dày nhanh trở lại trạng thái ban đầu. Để làm được điều trên, một số bài thuốc điều trị Tây Y và Đông y sẽ là công cụ đắc lực của bạn:

Nguyên tắc để chữa bệnh niêm mạc dạ dày xung huyết là giúp dạ dày hạn chế tiết axit, chống viêm, tăng cường một số chất bảo vệ niêm mạc, để niêm mạc dạ dày nhanh trở lại trạng thái ban đầu.

1. Thuốc Tây chữa viêm xung huyết niêm mạc dạ dày

Dùng thuốc chữa bệnh viêm xung huyết dạ dày là biện pháp được nhiều người áp dụng vì thuốc trị nhanh triệu chứng bệnh.

  • Dùng thuốc giảm tiết axit dịch vị

Thuốc kháng axit được dùng để trung hòa axit trong dạ dày và giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Do đó, đây là loại thuốc điều trị tình trạng niêm mạc dạ dày xung huyết được nhiều người áp dụng hiện nay. Nếu điều trị bằng thuốc trên chưa đủ, người bệnh có thể dùng thuốc ngăn chặn H2 (như ranitidine). Thuốc có tác dụng ngăn chặn dạ dày tiết axit. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole hoặc omeprazole.

  • Dùng thuốc chống co thắt hoặc thuốc trị vi khuẩn nếu xác định mầm bệnh do vi khuẩn gây ra

Nếu tình trạng xung huyết niêm mạc dạ dày do vi khuẩn gây ra, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp đặc hiệu theo phác đồ điều trị Hp.

  • Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khi đưa vào cơ thể có tác dụng tạo một hàng rào ngăn cản sự tấn công của axit, pepsin và dịch vị (những yếu tố gây loét) để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc được dùng trước khi ăn mới phát huy được tác dụng bảo vệ. Nếu dùng thuốc trong hoặc sau khi ăn, thuốc không có tác dụng che chắn niêm mạc, do đó không mang lại hiệu quả điều trị.

Một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày thường được bác sĩ chỉ định như: sucralfat, Prostaglamdin, Oryzanol tablets…

Người bệnh không tự ý mua thuốc điều trị mà nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ.

2. Điều trị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày bằng đông y

Điều trị bệnh dạ dày bằng Đông y có ưu điểm trị bệnh hiệu quả mà lại an toàn, lành tính. Một số bài thuốc Đông y giúp điều trị bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày được nhiều người áp dụng như sau:

Bài thuốc 1:

– Nguyên liệu cần có:

  • Bạch linh, Sài hồ, đẳng sâm, ý dĩ, bạch truật, qui đầu, cùng lượng 12g
  • táo 4g
  • Đan bì, cam thảo, bán hạ: mỗi bị 8g
  • Bạch thược; 16g

– Cách thực hiện: Đem sắc những vị thuốc trên.

– Cách dùng: chia thuốc làm  3-4 phần uống dần trong ngày.

Thuốc có tác dụng điều trị viêm và xung huyết niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được chữa khỏi triệu chứng ợ chua, đau rát thượng vị, lưỡi bám rêu, miệng khô khan…

Bài thuốc 2:

– Nguyên liệu cần có: nhục quế, sinh khương, trần bì, hoài sơn, lá ổi khô, trích thảo, bạch truật, cây ngũ sắc sao vàng hạ thổ.

– Cách thực hiện và cách dùng: Đem sắc các vị thuốc trên rồi chia ra thành 3-4 phần, uống trong ngày.

III. Một số biện pháp phòng bệnh xung huyết niêm mạc dạ dày

Để điều trị bệnh xung huyết niêm mạc dạ dày và ngăn ngừa một số biến chứng do bệnh gây ra, người bệnh cần tuân thủ một số biện pháp sau:

bệnh xuất huyết niêm mạc dạ dày
Để tránh bị niêm mạc dày dày xung huyết, một số biện pháp phòng sau sẽ hữu ích đến bạn.

– Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bị xung huyết niêm mạc dạ dày cần quan tâm đến chế độ ăn uống của bản thân, nên chú ý đến một số loại thực phẩm nên ăn và một số loại thực phẩm nên kiêng dành riêng cho người bệnh.

  • Theo đó, người bệnh nên bổ sung các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu giá trị dinh dưỡng như thịt, cá, tôm, tinh bột, ăn nhiều rau xanh…
  • Hạn chế đồ ăn cay, nóng, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, đồ ăn lên men, đồ ăn quá lạnh vì chúng khiến cho dạ dày tiết nhiều axit và dịch vị nhiều hơn để tiêu hóa chúng.
  • Ngưng sử dụng đồ uống có cồn như: rượu, bia,.., đồ uống có ga, chất kích thích như thuốc lá

– Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học

  • Nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày, ăn chậm, nhai kĩ…
  • Hạn chế thức khuya
  • Tránh dùng thuốc bừa bãi, sai quy cách gây tổn hại đến niêm mạc dạ dày.
  • Thường xuyên nghỉ ngơi, thư giãn sau khi học tập và làm việc căng thẳng bằng cách: đọc sách, nghe nhạc, xem phim, đi du lịch…

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm xung huyết niêm mạc dạ dày. Khi phát hiện mình mắc các triệu chứng trên, người bệnh nên tìm biện pháp điều trị bệnh. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để tránh bệnh trầm trọng hơn.

Chúc các bạn mau chóng khỏe mạnh!

Tổng hợp: Đông Vũ

Thông tin hữu ích khác: Chữa viêm xung huyết dạ dày bằng thuốc Nam

Ẩn

Bình luận

  1. Ly Xuan Kien Trả lời

    E bị đau dạ dày. Có thể bị đau niêm mạc… E xin đc tư vấn ah.

  2. Nguyen thi an Trả lời

    Viem niem mac da day co duoc uong sua ko ah? Xin bac sy tu van.

  3. Hoàng lý Trả lời

    E đi nội soi bị viêm xung huyết niêm mạc dạ dày nhưng điều trị hoài k khỏi

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *