Dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách xử lý khẩn cấp

Xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp. Chính vì thế bệnh cảnh này đã thu hút sự quan tâm của bậc làm cha mẹ trong những năm gần đây.

Việc nắm được nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày, triệu chứng biểu hiện sẽ giúp cho bậc làm cha mẹ chủ động hơn trong quá trình chăm sóc, đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời khi thấy những dấu hiệu bất thường, từ đó tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Dấu hiệu xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh và cách xử lý khẩn cấp

I. Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn có thể bị xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày gọi là chảy máu dạ dày, xuất huyết bao tử là tình trạng dạ dày bị chảy máu. Hiện tượng trên khá nguy hiểm vì gây mất máu, thiếu máu, đe dọa đến sức khỏe người. Đối với trẻ sơ sinh, hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện nên mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày thường phổ biến ở những người lớn tuổi do bị nhiễm khuẩn, ăn uống, sinh hoạt không đúng cách. Nhưng tại sao  trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn có thể bị xuất huyết dạ dày? Dưới đây bác sĩ bác sĩ Hà Anh Việt, nguyên trưởng Khoa tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng I sẽ giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh.

bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh
Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ em vẫn có thể bị xuất huyết dạ dày?
  • Do thiếu hụt Vitamin K

Theo bác sĩ Việt, nguyên nhân chính gây hiện tượng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh là do sự thiếu hụt nghiêm trọng vitamin K. Đây là loại vitamin có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Loại Vitamin này được tìm thấy ở một số vi khuẩn sống ở đại tràng và ruột của trẻ. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy loại vitamin K này có trong nhiều loại rau xanh.

Nhưng tại sao trẻ lại thiếu hụt loại vitamin này? Bác sĩ Việt có lý giải cặn kẽ hơn: Sở dĩ trẻ thiếu hụt vitamin K là do khi người mẹ mang thai, một hàm lượng nhỏ vitamin K được chuyển qua nhau thai trong suốt cả thai kì. Trong khi đó, hàm lượng Vitamin K trong sữa mẹ chiếm tỉ lệ không cao. Thêm vào đó, một số vi khuẩn có lợi trong đường ruột (lợi khuẩn Lactobacillus) ở trẻ nhỏ bú sữa mẹ không thể tổng hợp được loại vitamin này. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt vitamin K, gây xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Do sinh non

Trẻ sinh thiếu tháng dễ bị thiếu hụt những chất làm đông máu nên dễ bị xuất huyết ở nhiều bộ phận trên cơ thể, trong đó có dạ dày.

  • Do hệ quả của viêm loét dạ dày gây nên

Không chỉ người lớn bị viêm loét dạ dày mà trẻ em cũng có thể là đối tượng bị tấn công của bệnh viêm loét dạ dày. Mặc dù tình trạng này không phổ biến nhiều ở trẻ sơ sinh nhưng không phải không xảy ra.

Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ thói quen chăm sóc trẻ không đúng cách khiến cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập làm suy giảm sức đề kháng ở trẻ, khiến dạ dày trẻ vốn đã non yếu, chưa hoàn thiện lại ngày càng mỏng đi gây viêm loét.

II. Nhận biết một số triệu chứng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh qua dấu hiệu cụ thể

Những bậc làm cha làm mẹ cần cảnh giác khi phát hiện trẻ xuất hiện 5 triệu chứng sau vì chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ nhà bạn bị xuất huyết dạ dày.

xuất huyết tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Nhận biết một số triệu chứng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh qua dấu hiệu cụ thể

1. Trẻ nôn trớ ra máu

Đây là triệu chứng điển hình, dễ nhận biết nhất khi trẻ bị xuất huyết dạ dày. Trong dịch nôn của trẻ thường lẫn sữa với máu có màu sẫm. Trường hợp xuất huyết dạ dày nặng, trẻ nôn máu tươi.

2. Trẻ đi ngoài phân có màu đen hoặc đi ngoài ra máu

Khi thay tả cho trẻ, nếu phát hiện phân của trẻ có lẫn máu, máu có màu đỏ hoặc đen thì rất có thể trẻ bị xuất huyết dạ dày.

Sự hiện diện của máu trong phân có thể được nhận biết thông qua xét nghiệm chứng tỏ hemoglobin có trong phân. Nếu như phân đen do trẻ nuốt và tiêu hóa máu mẹ hay nhau thai thì có thể loại trừ nhờ Apts test. Xét nghiệm này cho phép phân biệt hemoglobin trong bào thai với hemoglobin của người lớn trong phân có lẫn máu.

3. Trẻ đau bụng

Khá là khó nhận biết khi nào trẻ bị đau bụng do xuất huyết dạ dày. Dẫu vậy, nếu thấy trẻ thường xuyên quấy khóc, người mệt mỏi, tái nhợt vì thiếu máu, bỏ ăn kèm với những triệu chứng vừa liệt kê trên thì nguy cơ rất cao trẻ bị xuất huyết dạ dày.

4. Trẻ bị nóng sốt

Đây cũng là một trong những dấu hiệu giúp nhận biết bệnh xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh nhưng đặc điểm nhận dạng không cao vì nó dễ gây nhầm lẫn với nhiều bệnh khác.

Tuy nhiên, nếu để ý kĩ, bạn vẫn có thể nhận diện bệnh vì biểu hiện nóng sốt do xuất huyết thường không quá 38 độ, kéo dài từ 3-5 ngày, khác với nóng sốt do cảm cúm hoặc những bệnh lí khác gây nên.

III. Biện pháp ứng phó khi trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày

Nếu không điều trị chứng xuất huyết dạ dày ở sơ sinh, trẻ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, bố mẹ cần phải lưu tâm đến trẻ và có một số biện pháp xử lý sau:

trẻ bị xuất huyết dạ dày
Biện pháp ứng phó khi trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu xuất huyết dạ dày, bố mẹ cần giữ trẻ nằm yên  với tư thế đầu thấp, chân cao để tránh nôn trớ. Ngoài ra, bố mẹ cần giữ ấm cho trẻ rồi đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Tại bệnh viện, nếu nghi ngờ trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm đông máu và cho trẻ bổ sung thêm vitamin K1. Nếu điều này có thể ngăn chặn được tình trạng xuất huyết, bác sĩ sẽ xác nhận nguyên nhân xuất huyết dạ dày là do sự thiếu hụt vitamin K và đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể, bao gồm truyền máu nếu như trẻ bị xuất huyết nặng.

Nếu là do những nguyên nhân khác gây nên, bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để tìm cách chữa trị phù hợp.

* Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị xuất huyết dạ dày

Bên cạnh việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, bố mẹ cũng cần chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng bệnh.

  • Cho trẻ ăn uống phù hợp, đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nếu cho trẻ ăn dặm, đồ ăn của trẻ cần được nghiền nhỏ cho dễ nuốt.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ hơn, không  nên cho trẻ ăn quá no.
  • Bố mẹ không nên nhai thức ăn cho trẻ vì dễ làm lây nhiễm vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây bệnh lý dạ dày ở người.
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nếu trẻ bú sữa mẹ, người mẹ cần tham khảo bác sĩ các bước giúp trẻ bổ sung vitamin K. Ngoài ra, bố mẹ nên bổ sung vitamin K cho trẻ sơ sinh cũng là một biện pháp dự phòng giúp bé không bị xuất huyết do thiếu hụt vitamin K.

Trên đây là một số thông tin về hiện tượng xuất huyết dạ dày ở trẻ sơ sinh các bậc làm cha mẹ có con nhỏ cần lưu ý để chăm sóc trẻ đúng cách. Nếu có thắc mắc, hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc.

Biên soạn: Tiêu Dao

Thông tin hữu ích khác: 

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *