Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là gì? Giải đáp thắc mắc về HP

Vi khuẩn Helicobacter Pylori gọi tắt là Hp hay H. pylori là loại vi khuẩn gram (-), có hình xoắn, phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và có khuynh hướng tấn công lớp lót này gây nên các bệnh lý về dạ dày như: viêm, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

Theo thống kê, 90% người mắc các bệnh dạ dày là do loại vi khuẩn này gây ra. Tại sao vi khuẩn Hp có thể xâm nhập và gây hại cho cơ thế, dấu hiệu nào để nhận biết bị nhiễm khuẩn Hp, chúng thật sự có đáng ngại? Xét nghiệm ở đâu chính xác? Có cách nào để tiêu diệt vi khuẩn ra khỏi cơ thể? Hãy cùng theo dõi bài viết để được giải đáp thắc mắc.

Vi khuẩn Hp là gì
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là gì? Giải đáp thắc mắc về HP

I. Vi khuẩn Helicobacter Pylori là gì?

Để giải đáp vi khuẩn Hp là gì, chuyên trang có trao đổi với bác sĩ Trương Thị Thanh Nhàn, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện 175, Gò Vấp, bác sĩ cho biết: Vi khuẩn Hp hay H. pylori là loại vi khuẩn gram (-) do hai nhà khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall tìm thấy năm 1982. Phát hiện mới này mang lại cho hai nhà khoa học giải thường Noble danh giá, đồng thời thay đổi nhận thức của con người về các bệnh lý dạ dày cũng như quan điểm điều trị bệnh.

vi trùng hp là gì
Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gram (-) do hai nhà khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall tìm thấy năm 1982 .

Dưới ống kính hiển vi, vi khuẩn Hp có dạng chữ S, hình cung dài hoặc hình dấu phảy, một đầu có túm toi (3-5 roi), chính nhờ những roi này mà vi khuẩn Hp có thể di chuyển trong môi trường nhớt.

Vi khuẩn Hp được tìm thấy chủ yếu ở hang vị rồi đến thân vị, vùng dị sản dạ dày ở tá tràng. Chúng phát triển trong lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày nhưng không bao giờ xuyên thủng niêm mạc cũng như xâm nhập vào tận tế bào.

Sở dĩ, vi khuẩn Hp có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt như dạ dày vì chúng không cần nhiều oxy cho sự sống. Ngoài ra, chúng còn sản xuất nhiều urease, các urease này sẽ chuyển ure thành amoniac, biến môi trường sinh sống của vi khuẩn Hp trở thành kiềm nên không bị tác động bởi axit trong dạ dày.

Ngoài urease, vi khuẩn Hp còn tiết catalase, protease, ngoại độc tố làm tổn hại niêm mạc dạ dày, gây các bệnh: viêm, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày…

Tại hội thảo quốc tế ở Dublin, Ireland vào tháng 7/1992 đã kết luận vi khuẩn Hp là tác nhân chính gây bệnh viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày, và được xếp vào nhóm I tác nhân gây ung thư dày.

1. Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Vi khuẩn Hp+ gây nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm. Tuy nhiên, làm cách nào để chúng có thể xâm nhập vào cơ thể? Dưới đây là 4 nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Hp ở người theo nhận định của chuyên gia.

vi khuẩn Helicobacter Pylori
Nguyên nhân bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori bạn nên biết
  • Do lây nhiễm từ thành viên trong gia đình

Nếu như chồng hoặc vợ có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp thì khả năng con cái bị lây nhiễm lên đến 68%. Đó là con số thống kê của các nước phương Tây. Tại Việt Nam, con số này cao hơn nhiều do tập quán ăn chung mâm, gắp thức ăn chung trong bát, đũa.

  • Do vệ sinh kém

Nếu ăn uống không vệ sinh, khả năng nhiễm vi khuẩn Hp là rất cao. Chẳng hạn, không rửa tay sau khi đi tiêu mà trực tiếp cầm nắm thức ăn…Ngoài ra, công tác y tế dự phòng không đảm bảo sẽ khiến cho vi khuẩn tồn tại tự do, không được kiểm soát dẫn đến lây nhiễm gia đình, khu vực sinh sống và rộng hơn là cộng đồng dân cư rộng lớn.

  • Thức ăn không đảm bảo vệ sinh

Những thức ăn chúng ta đưa vào cơ thể hằng ngày: đồ ăn vỉa hè, lòng lề đường… đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn Hp, khiến dạ dày bị tổn thương khi vi khuẩn này tấn công.

  • Nhiễm khuẩn Hp khi làm thủ thuật nội soi dạ dày

Khi đến khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế, bác sĩ nội soi sẽ dùng ống nội soi chuyên dụng có gắn camara nhỏ để có thể quan sát thực trạng dạ dày của bệnh nhân qua màn hình máy tính.

Tuy nhiên, trong một ngày bác sĩ sẽ thực hiện nội soi cho nhiều người, việc tiệt trùng nhiều khi không đảm bảo nên không loại bỏ hết vi khuẩn Hp nhiễm từ bệnh nhân có vi khuẩn Hp, dẫn đến chúng dễ dàng lây sang những bệnh nhân khác.

2. Biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Phần lớn những người nhiễm khuẩn Hp thường không có triệu chứng nào bất thường. Chỉ đến khi vi khuẩn gây ra một số bệnh lý dạ dày, người bệnh mới có thể nhận diện được.

vi khuẩn hp trong dạ dày là gì
Biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Một trong số những triệu chứng phổ biến nhất, hầu như người bệnh nào cũng gặp phải đó là đau thượng vị, đau vùng bụng giữa vào ban đêm hoặc vài giờ sau khi ăn xong. Tùy vào mức độ thương tổn, cơn đau có thể âm ỉ, gặm nhấm hoặc đau quặn thắt dữ dội. Tình trạng đau kéo dài từ vài phút đến vài giờ, có khi là vài ngày.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bắt gặp một số triệu chứng khác như: buồn nôn, khó tiêu, chướng bụng, kém ăn, ợ nóng, ợ hơi, mau no… Nặng hơn, bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng đi ngoài phân lẫn máu, nôn ra máu, khó nuốt, suy nhược…

Dù bệnh nặng hay nhẹ, người bệnh cũng cần đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời.

II. Giải đáp về Vi khuẩn Helicobacter Pylori viết đoạn dẫn

Bên cạnh giải đáp vi khuẩn Hp là gì, dưới đây chuyên trang đã tổng hợp và trả lời những câu hỏi được nhiều bạn đọc đặt ra nhất.

1. Vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn Hp là một trong những tình trạng nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp ở người. Ước tính có khoảng hơn nửa dân số trên thế giới bị nhiễm khuẩn Hp, tần suất nhiễm khuẩn rất cao, từ 50-70%. Ở Việt Nam, con số này lên đến 70%. Đây là một con số đáng ngại vì vi khuẩn Hp có thể gây nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm:

Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
Vi khuẩn Hp có nguy hiểm không?
  • Viêm dạ dày tá tràng: Vi khuẩn Hp hoạt động trong dạ dày sẽ kích thích niêm mạc bị xung huyết dẫn đến một số triệu chứng khó chịu như đau rát vùng thựng vị, bụng giữa, chán ăn, không tiêu, chướng bụng…
  • Loét dạ dày: Vi khuẩn Hp tồn tại trong dạ dày khiến cho lớp chất nhầy mất đi khả năng bảo vệ niêm mạc, tạo điều kiện cho axit và men tiêu hóa tấn công gây viêm loét dạ dày.
  • Thủng dạ dày: Tình trạng viêm loét lâu ngày không được điều trị dẫn đến thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Cảnh giới cao nhất mà vi khuẩn Hp có thể gây nên là ung thư dạ dày. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

☞ Qua đó có thể thấy, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn gây nguy hiểm cho người vì chúng để lại  nhiều biến chứng phức tạp. Hiểu rõ về độ nguy hiểm của tác nhân gây bệnh này để có biện pháp phòng và chữa bệnh hiệu quả.

2. Vi khuẩn Helicobacter Pylori có chữa được không?

Một tin tốt cho những người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra đó là chúng có thể tiêu diệt bằng kháng sinh. Chỉ cần tuân thủ theo phác đồ điều trị Hp của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh loại bỏ được vi khuẩn trên và thoát khỏi triệu chứng đáng ghét của bệnh dạ dày.

 Vi khuẩn Hp có chữa được không
Vi khuẩn Hp gây ra đó là chúng có thể tiêu diệt bằng kháng sinh.

Thông thường, một phác đồ điều trị vi khuẩn Hp sẽ gòm ít nhất một loại thuốc giảm tiết dịch axit ở dạ dày và it nhất 2 loại thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc thường được chỉ định: Levefloxacin, Metronidazol,  Clarithromycin, Amoxicillin…

Tuy nhiên, hiện tại tỉ lệ kháng thuốc tăng nhanh trong những năm gần đây nên thành công chỉ đạt khoảng 50% cho phát đồ trị bệnh đầu tiên. Điều này gây nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian cho công tác điều trị bệnh.

Tham khảo thêm: Nhiễm vi khuẩn HP gây viêm đau dạ dày có thể chữa khỏi

3. Vi khuẩn Helicobacter Pylori có lây không?

Để giải đáp câu hỏi vi khuẩn Hp có lây không, PGS Trần Thiện Trung, Trường khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học y dược TP.HCM cho biết: vi khuẩn HP lây qua đường tiếp xúc. Một số đường lây nhiễm vi khuẩn trên có thể kể đến:

Vi khuẩn Hp có lây không
Vi khuẩn Hp có lây qua đường tiếp xúc
  • Miệng – miệng: qua nước bọt từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, mẹ nhai mớm đồ ăn cho trẻ, hôn trực tiếp.
  • Dạ dày – miệng: trào ngược dạ dày thực quản đẩy vi khuẩn HP từ dạ dày trào lên miệng, bám vào khe răng và lây nhiễm qua đường miệng.
  • Dạ dày – dạ dày: con đường lây nhiễm này chiếm tỉ lệ không cao. Chủ yếu xảy ra do việc sội soi dạ dày ở những cơ sở y tế không đảm bảo vệ sinh khiến cho vi khuẩn Hp bám vào đầu của dụng cụ nội soi, từ đó đi từ dạ dày người sang người.
  • Đường phân: theo tiến sĩ Lê Thị Hồng,Hội khoa học tiêu hóa Việt Nam, nếu không rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi nặng, sinh vật trung gian như côn trùng gián bò vào thức ăn đậy không kĩ cũng có thể gây nhiễm khuẩn Hp có thể lây qua phân người.

Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung ttong gia đình: mọi người chấm chung chén mắn hoặc người bị nhiễm không dùng đũa riêng đều tăng nguy cơ lây nhiễm.

☞ Để phòng ngừa vi khuẩn Hp lây nhiễm, mọi người cần chú ý trong sinh hoạt cá nhân và ăn uống với người bệnh như: dùng chỉ tơ nha khoa để loại bỏ mảng bám thức ăn, không dùng chung đồ cá nhân, không dùng phân bón cây, bỏ thói quen mẹ mớm thức ăn cho con…

4. Vi khuẩn Helicobacter Pylori sống được bao lâu?

Tuổi thọ của vi khuẩn Hp phụ thuộc vào môi trường sống của chúng.

Vi khuẩn HP sống được bao lâu
Vi khuẩn HP sống được vài giờ đồng hồ ở môi trường ngoài cơ thể
  • Khi xâm nhập vào cơ thể con người:

VI khuẩn Hp sẽ sinh sôi, phát triển ở niêm mạc, khó chết đi bởi khả năng miễn dịch rất cao, môi trường yếm khí khắc nghiệt như dạ dày cũng không được làm khó được nó.

Vi khuẩn HP chỉ chết khi có sự tác động của thuốc kháng sinh nếu người bệnh kiên trì trong một khoảng thời gian, dùng đúng phát đồ điều trị vị khuẩn Hp do bác sĩ chỉ định.

  • Khi ở ngoài môi trường:

Môi trường nước: Vi khuẩn Hp có thể tồn tài vài giờ trong môi trường nước. Tuy nhiên, nếu như vi khuẩn Hp biến đổi cấy trúc dạng cầu (coccoid) thì chúng có thể sống sót tại môi trường tự nhiên như ao hồ, kênh rạch… Vi khuẩn Hp chết trong môi trường nước sôi 100 độ C.

Môi trường không khí: Tùy vào độ ẩm và nhiệt độ không  khí mà vi khuẩn Hp có thể sống trong môi trường này từ 1 – 4 giờ đồng hồ.

Môi trường đất: Khi sống trong môi trường này, tuổi thọ của vi khuẩn Hp tương tự như khi sinh sống trong môi trường nước. Khi biến đổi cấu trúc, chúng sẽ tồn tại lâu hơn.

☞ Vì thời gian vi khuẩn Hp tồn tại bên ngoài cơ thể khá lâu nên người bệnh cần chú ý giữ gìn vệ sinh để tránh lây nhiễm.

5. Vi khuẩn Helicobacter Pylori chết ở nhiệt độ nào?

Theo BS Phùng Đình Cương, trưởng khoa Tiêu hóa ,Viện Công nghệ Sinh học cho biết: Vi khuẩn HP sinh trưởng ở khoảng nhiệt độ từ 30 – 40 độ, chịu được môi trường có nồng độ PH từ 5 – 8.5.

Dẫu có thể tồn tại trong môi trường khắc nghiệt nhưng vậy nhưng cũng như nhiều loại vi khuẩn khác, vi khuẩn Hp có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 100 độ C.

Nhiều người nghĩ rằng tránh nước sôi có thể tiêu diệt vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, bác sĩ Đình Cương nhận định, cần phải dùng nhiệt độ 100 độ C và ngâm vật dụng trong 5 phút thì mới tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn. Do đó, mọi người nên ăn chín uống sôi để phòng ngừa hiệu quả.

6. Xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori ở đâu giá bao nhiêu?

Để xác định chính xác mình có nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh cần tiến hành làm một số xét nghiệm máu, test hơi thở, kiểm tra phân, nội soi…

xét nghiệm vi khuẩn Hp ở đâu
Để xác định chính xác mình có nhiễm vi khuẩn Hp+, người bệnh cần tiến hành làm một số xét nghiệm tại cơ sở uy tín, chất lượng.

Hiện tại, chi phí xét nghiệm vi khuẩn Hp không cao, dao động từ 100 – 200 nghìn tùy bệnh viện. Riêng phí test hơi thở có giá từ 600 – 800 nghìn đồng cho một lần thực hiện.

Hiện nay, hầu hết các khoa tiêu hóa của bệnh viện đều có bộ phận kĩ thuật xét nghiệm vi khuẩn Hp nên bạn không cần quá lo lắng việc xét nghiệm vi khuẩn Hp ở đâu. Bạn có thể đến một số bệnh viện có chuyên khoa tiêu hóa uy tín để có kết quả chính xác, tin cậy. Một số bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa nổi tiếng trong việc xét nghiệm và điều trị vi khuẩn Hp gồm:

# Khu vực miền Bắc:

  • Bệnh viên Bạch Mai, sô 78 Giải Phóng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Việt Đức, số 4 Tràng Thi, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Bệnh viện E, số 89 đường Trần Cung, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Đại học Y Hà Nội, số 1, Tôn Thất Tùng, P.Trung Tự, Q. Đống Đa, Hà Nội.

# Khu vực miền Nam:

  • Bệnh viện Chợ Rẫy, 201B, Nguyễn Chí Thanh, Q.5.
  • Bệnh viện Nhân dân 115, số 527 Sư Vạn Hạnh, Q.10.
  • Bệnh viện nhân dân Gia Định, số 1, Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh.

Trên đây bài viết vừa trình bày và giải đáp một số thắc mắc vi khuẩn Hp là gì, nguyên nhân, biểu hiện nhiễm khuẩn HP… Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn. Chúc bạn khỏe mạnh!

Tổng hợp: Tiêu Dao

Thông tin hữu ích khác:

Ẩn

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *